Trò chơi “Thử tài khéo léo”, trò chơi khoa học gắn liền với kiến thức về điện
Khởi động tiết học, cô Y Phụng hướng dẫn học sinh làm quen và sử dụng breadboard (chuyên dùng trong điện tử, phòng thí nghiệm). Nó là dụng cụ thí nghiệm mới, hầu hết các học sinh chưa được tiếp cận khi học tại các trường THCS.Breadboard
Bên cạnh đó, cô Y Phụng còn biểu diễn thí nghiệm hiện tượng quá áp trong mạch điện và làm cháy bóng đèn led 3 V khi sử dụng nguồn điện pin 9 V. Qua đó, nhấn mạnh học sinh vấn đề: hiệu điện thế định mức của dụng cụ, thiết bị điện và một số lưu ý an toàn điện với điện áp định mức.
Cô Y Phụng hướng dẫn học sinh làm quen và sử dụng breadboard
Ngay sau đó, sáu nhóm lớp 10A1 được đặt trong nhiệm vụ như sau: sử dụng breadboard để lắp mạch điện có đèn led 3V, điện trở 100 W, pin 9 V, nắp pin 9 V. Với điều kiện: đèn led sáng bình thường và không bị cháy. Qua thí nghiệm minh họa của cô Y Phụng, hầu hết các nhóm đã xác định rõ được vấn đề: không thể nối trực tiếp với bóng đèn led 3 V với pin 9 V và cần tìm ra một phương án mắc mạch điện khác. Các nhóm đều tích cực thảo luận, thử nghiệm và tìm được phương án mắc đèn led 3 V nối tiếp với điện trở 100 W.
Nhóm 3 thực hành mắc mạch đèn led có điện trở bảo vệ
Ngay sau khi các nhóm thực hành thành công mắc mạch đèn led có điện trở bảo vệ, cô Y Phụng tiếp tục triển khai hoạt động trải nghiệm với trò chơi “Thử tài khéo léo”. Trò chơi thử tài khóe léo là trò chơi đơn giản, vận dụng kiến thức về mạch điện kín và mạch điện hở. Mạch điện của trò chơi gồm có bộ phận tín hiệu (loa hoặc đèn hay cả loa và đèn) và bộ phận thử thách (dây dẫn điện được uốn thành các hình dạng khác nhau) và cần điều khiển. Trong đó, cần điều khiển và dây uốn lượn đóng vai trò như một công tác. Khi người chơi di chuyển cần điều khiển dọc theo sợi dây uốn lượn nếu cần điều khiển tiếp xúc với sợi dây uốn lượn, mạch điện sẽ kín (tương tự công tắc đóng) và lập tức bóng đèn sẽ sáng hay loa báo động sẽ kêu. Để kích thích hứng thú của học sinh, cô Y Phụng đã mời một số học sinh trải nghiệm trò chơi “Thử tài khéo léo” ngay tại bàn thực hành mẫu
Cô Y Phụng hướng dẫn một số học sinh trải nghiệm trò chơi “Thử tài khéo léo”
Tiếp theo, các nhóm được nhận tài liệu chủ đề, và thực hiện các nhiệm vụ sau: đọc tài liệu chủ đề và trả lời các câu hỏi trong tài liệu của chủ đề, đọc tài liệu chủ đề để lắp ráp và vận hành bộ kit trò chơi “Thử tài khéo léo”, thiết kế poster nhằm tổ chức trò chơi “Thử tài khéo léo”. Thực tế triển khai cho thấy, các nhóm hào hứng với nhiệm vụ trên và tích cực, hăng hái thực hiện.
Nhóm 3 tích cực lắp ráp bộ kit trò chơi “Thử tài khéo léo”
Nhóm 1 tìm kiếm giải pháp, ý tưởng tại bộ sản phẩm của CLB STEM Hoa Sen
iệm trò chơi do chính các em tạo ra. Nó hiện hữu qua không khí lớp học luôn sôi nổi, quên đi thời gian, vẫn hoạt động hăng hái dù trong giờ học hay giờ ra chơi. Hi vọng những cảm xúc tích cực này góp phần khơi dậy niềm đam mê học tập, khơi dậy các năng lực tiềm ẩn của các em 10A1. Niềm vui trong học tập rất đơn giản. Đó là, học sinh thấy được thành quả lao động của nhóm. Thành quả đó có thể thành công, có thể thất bại, là những cảm xúc thu được khi được tự trải nghiệm.
Nhóm 5 thử nghiệm trò chơi “Thử tài khéo léo”
Nhóm 2 thử nghiệm trò chơi “Thử tài khéo léo”
Để tăng độ sống động, tinh thần hăng hái cho lớp học, cô Y Phụng đã tập kết các đồ chơi “Thử tài khéo léo” của các nhóm và tiến hành một giải đấu nhỏ với sáu bộ trò chơi. Giải đấu là thách thức không nhỏ về tâm lý thi đấu, tính kiên trì và cẩn thận của các thí sinh. Bên cạnh đó, nó cũng đem lại nụ cười và niềm vui cho các học sinh.
Giải đấu mini với trò chơi “Thử tài khéo léo”
Cuối cùng, các bạn cùng ngồi lại, chia sẻ các thông tin trải nghiệm thông qua các poster, cùng tổng kết và chuẩn hóa kiến thức về mạch điện, nguồn điện, đèn led,… Bên cạnh đó, các bạn còn vạch ra các kế hoạch, chiến lược tổ chức các hoạt động, sự kiện khoa học có sử dụng bộ trò chơi “thử tài khéo léo”.
Đại diện nhóm 1 thuyết minh về trò chơi “Thử tài khéo léo”
Bạn G. Huy, đại diện nhóm 2 phản biện phần trình bày của nhóm 1
Tiết học khép lại với các câu hỏi phản biện, trao đổi chia sẻ mang tính xây dựng, góp phần củng cố các kiến thức liên quan đến chủ đề. Hi vọng, với hiệu ứng tích cực mà chủ đề đem lại, các hoạt động giáo dục STEM sẽ dần đi vào lòng của học sinh, đem lại hiệu quả cho các em và dần thực hiện được mục tiêu “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Tác giả bài viết: Hoàng Phước Muội
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THCS - THPT HOA SEN
Cơ sở 1 : 26 Phan Chu Trinh, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức (Q.9 cũ), Tp. HCM
Cơ sở 2 : 674/7 Xa lộ Hà Nội, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức (Q.9 cũ), Tp. HCM
Cơ sở 3 : 190, Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ, TP. Thủ Đức (Q. Thủ Đức cũ), TP. HCM
Cơ sở Bình Dương : 636, Nguyễn Thị Minh Khai, P. Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An, Bình Dương
Điện thoại: (028) 3736 1988 - 0938221966
Email: info@trunghochoasen.com
Website: http://trunghochoasen.com - http://trunghochoasen.edu.vn - https://truongnoitruhoasen.com
Gửi thông tin liên hệ Trường THCS - THPT Hoa Sen