Email: info@trunghochoasen.com Tổng đài tư vấn tuyển sinh: 0901 379 685

QUYẾT ĐỊNH Thành lập Ban quản trị sổ Gọi tên và Ghi điểm điện tử năm học 2023-2024

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG THCS VÀ THPT HOA SEN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc                                             
Số: 65/2023/QĐ-THHS  Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 9 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

Thành lập Ban quản trị sổ Gọi tên và Ghi điểm điện tử năm học 2023-2024

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS VÀ THPT HOA SEN

  • Căn cứ Luật Giáo dục (43/2019/QH14) ngày 14 ngày 6 năm 2019.
  •       Căn cứ Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
  •        Căn cứ Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ GD&ĐT về việc Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông;
  • Căn cứ Thông tư số 40/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học sơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
  • Căn cứ Quy chế tổ chức hoạt động của trường THCS và THPT Hoa Sen.

QUYẾT ĐỊNH:

            Điều 1. Nay thành lập Ban quản trị Sổ gọi tên và Ghi điểm điện tử (sau đây gọi tắt là SĐĐT) của trường THCS và THPT Hoa Sen gồm các ông (bà) có tên sau:

1. Ông Lê Văn HồngHiệu trưởngTrưởng ban
2. Ông Nguyễn Ngọc Phong LinhP. HT Chuyên mônPhó ban
3. Ông Hoàng Phước MuộiTT. BCMThành viên
4. Ông Đoàn Ngọc HiểnGiáo vụThành viên
5. Bà Nguyễn Thị Ngọc TruyềnHọc vụThành viên
6. Bà Nguyễn Thị HạnhPTCMThành viên
7. Bà Phạm Thị BìnhPTCMThành viên
8. Ông Lê Thanh TùngPTCMThành viên
9. Bà Nguyễn Y PhụngPTCMThành viên

            Điều 2. Ban quản trị có trách nhiệm tổ chức và quản lý việc thực hiện SĐĐT dựa trên Quy chế Sử dụng Sổ Gọi tên và Ghi điểm điện tử của trường THCS và THPT Hoa Sen được ban hành kèm Quyết định số 65/2023/QĐ-THHS ngày 05/9/2023.

Điều 3. Các ông (bà) có tên nơi điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như điều 3;
– Cổng thông tin điện tử;
– Lưu VT.
HIỆU TRƯỞNG
Đã kí    



ThS. Lê Văn Hồng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG THCS VÀ THPT HOA SEN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 65/2023/QĐ-THHS Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 9 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế sử dụng sổ Gọi tên và Ghi điểm điện tử năm học 2023-2024

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS VÀ THPT HOA SEN

Căn cứ Luật Giáo dục (43/2019/QH14) ngày 14 ngày 6 năm 2019;

            Căn cứ Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 09 năm 2020 về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ Thông tư số 40/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ GD&ĐT về Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học sơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

            Căn cứ Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 07 năm 2021 của Bộ GD&ĐT về việc Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông;

            Căn cứ Công văn số 6756/2012/BGDĐT- VP ngày 11 tháng 10 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc sử dụng “Sổ Gọi tên và Ghi điểm trong nhà trường”;

Căn cứ Quy chế tổ chức hoạt động của trường THCS và THPT Hoa Sen.

QUYẾT ĐỊNH:

            Điều 1. Ban hành Quy chế sử dụng Sổ Gọi tên và Ghi điểm điện tử (SDĐT) năm học 2023-2024 của trường THCS và THPT Hoa Sen.

            Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quy chế này được bổ sung sửa đổi khi có vấn đề mới nảy sinh hoặc không còn phù hợp.

Điều 3. Các ông (bà) Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn, phụ trách các bộ phận công tác và cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./                                                                     

Nơi nhận:
– Như điều 3;
– Cổng thông tin điện tử;
– Lưu VT.
HIỆU TRƯỞNG
Đã kí


ThS. Lê Văn Hồng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM
TRƯỜNG THCS VÀ THPT HOA SEN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

QUY CHẾ

Sử dụng Sổ Gọi tên và Ghi điểm điện tử (SĐĐT) năm học 2023-2024

(Ban hành theo Quyết định số 65/2023/QĐ-THHS ngày 05/9/2023

của Hiệu trưởng trường THCS và THPT Hoa Sen)

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Quy chế sử dụng Sổ Gọi tên và Ghi điểm điện tửquy định về việc sử dụng, khai thác phần mềm Sổ Gọi tên và Ghi điểm điện tử (sau đây gọi tắt là SĐĐT) tại trường THCS và THPT Hoa Sen trong năm học 2023-2024.

2. Đối tượng áp dụng bao gồm:

a) Cán bộ quản lý: Bao gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, và các các bộ quản lý khác liên quan đến quản lý điểm số và thông tin học sinh và giáo viên.

b) Giáo viên: Tất cả giáo viên đang công tác tại trường THCS và THPT Hoa Sen.

c) Nhân viên: Bao gồm nhân viên hành chính, giáo vụ, học vụ, nhân viên kỹ thuật và các nhân viên hỗ trợ khác.

d) Tổ, nhóm chuyên môn: Các tổ, nhóm chuyên môn tại trường THCS và THPT Hoa Sen có liên quan đến việc sử dụng và quản lý SĐĐT.

e) Bộ phận được phân công có danh sách phân quyền sử dụng: Các bộ phận như Phòng Hành chính, Phòng Giáo vụ, và các bộ phận khác được ủy quyền và phân quyền sử dụng SĐĐT.

Điều 2. Căn cứ để xây dựng Quy chế sử dụng SĐĐT

1. Công văn số 1397/2020/GDĐT-TrH ngày 18/05/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh về việc Hướng dẫn việc quản lí, sử dụng dữ liệu điện tử tại các trường Trung học từ năm học 2019-2020.

2. Công văn số 3077/2018/GDĐT-TrH ngày 05/09/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về việc Hướng dẫn công tác học vụ-giáo vụ.

3. Công văn số số 68/2014/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng Sổ Gọi tên và Ghi điểm trong nhà trường.

4. Quyết định số 58/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12/10/2007 của Bộ GD&ĐT về việc quy định hồ sơ học sinh và ứng dụng công nghệ thông tin quản lý hồ sơ.

CHƯƠNG II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Quy định quản trị phần mềm quản lí sổ điểm điện tử trong nhà trường

1. Tên của phần mềm quản lí sổ điểm điện tử: Vietschool

2. Phân quyền và nhiệm vụ của quản trị cấp cao:

a) Danh mục được phân quyền: Quản trị cấp cao được sử dụng tất cả các phân quyền trong Vietschool.

b) Nhiệm vụ của quản trị cấp cao:

– Quản trị và giám sát tổng quát tất cả hoạt động trong phần mềm Vietschool, điều chỉnh phân quyền của các bộ phận liên quan khi có công tác liên quan.

– Báo cáo Ban giám hiệu về tình hình hoạt động của phần mềm Vietschool.

– Liên hệ trực tiếp với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật Vietschool để điều chỉnh cấu hình và giải quyết các vấn đề liên quan.

– Quản trị cấp cao có nhiệm vụ chuyển hồ sơ học sinh giữa các cơ sở.

3. Phân quyền và nhiệm vụ của Quản lí cơ sở:

a) Danh mục phân quyền:

– Quản lý điểm trong cơ sở (chỉ xem).

– Quản lý học sinh và thông tin học sinh trong cơ sở.

b) Nhiệm vụ của Quản lí cơ sở:

– Thực hiện kiểm tra và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ năm học trên phần mềm Vietschool của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm trong cơ sở.

4. Phân quyền và nhiệm vụ của Phụ trách chuyên môn:

a) Danh mục được phân quyền:

– Quản lí điểm (Nhập điểm, tạo mở và khóa điểm số, tính điểm trung bình).

– Quản lí học sinh (Lí lịch, chuyển lớp, lên lớp).

– Quản lí lớp (Danh mục lớp, danh mục ban).

– Quản lí hạnh kiểm/rèn luyện.

– Quản lý hệ thống.

– Quản lí người dùng (Phân công chuyên môn, phân công chủ nhiệm).

– Quản lí điểm kiểm tra tập trung.

– Thời khóa biểu.

b) Nhiệm vụ của Phụ trách chuyên môn:

– Tạo danh mục lớp theo quy mô của cơ sở, lựa chọn ban đúng với từng lớp.

– Đầu năm học, Phụ trách chuyên môn thực hiện cập nhật danh sách học sinh đầu cấp lên Vietschool; thực hiện chuyển lớp trong cơ sở, thực hiện lên lớp theo đúng sự phân bố học sinh của cơ sở.

– Mở các đợt nhập điểm số và khóa nhập điểm số thường xuyên, định kì theo đúng quy định thời gian.

– Mở đợt nhập hạnh kiểm/rèn luyện và khóa nhập hạnh kiểm/rèn luyện theo đúng thời gian quy định.

– Sử dụng phần mềm Vietschool để tạo thời khóa biểu cho cơ sở (nếu cần).

– Thực hiện phân công chuyên môn và phân công chủ nhiệm đúng theo phân công của từng cơ sở.

– Thực hiện tổng kết điểm số cuối mỗi học kỳ và cuối năm học của cơ sở. Báo cáo danh sách học sinh giỏi, học sinh tiên tiến về phòng hành chính đểlàm công tác khen thưởng và tuyên dương.

4. Phân quyền và nhiệm vụ của giáo viên bộ môn:

a) Danh mục được phân quyền:

– Quản lí điểm (nhập điểm, cập nhật điểm, xem điểm).

– Quản lí học sinh (xem thông tin HS, xem danh sách học sinh lớp mình phụ trách).

– Quản lí lớp (xem thông tin lớp mình phụ trách).

– Quản lí hệ thống (xem thông tin học kỳ, môn học, chương trình học).

– Quản lí người dùng (xem thông tin giáo viên, phụ huynh, nhân viên).

– Quản lí điểm kiểm tra tập trung (xem thông tin, nhập điểm).

b) Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn:

– Nhập điểm số, cập nhật điểm số đối với học sinh trong bộ môn mình phụ trách.

– Xem thông tin học sinh, danh sách học sinh lớp mình phụ trách.

– Xem thông tin lớp mình phụ trách.

– Xem thông tin học kỳ, môn học, chương trình học.

– Xem thông tin giáo viên, phụ huynh, nhân viên.

– Nhập điểm kiểm tra tập trung đúng thời gian quy định.

5. Phân quyền và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:

a) Danh mục được phân quyền:

– Quản lí điểm (nhập điểm, cập nhật điểm, xem điểm).

– Quản lí học sinh (xem thông tin HS, xem danh sách học sinh lớp mình phụ trách).

– Quản lí lớp (xem thông tin lớp mình phụ trách).

– Quản lí hạnh kiểm (nhập hạnh kiểm, cập nhật hạnh kiểm, xem hạnh kiểm).

– Quản lí hệ thống (xem thông tin học kỳ, môn học, chương trình học).

– Quản lí người dùng (xem thông tin giáo viên, phụ huynh, nhân viên).

– Quản lí điểm kiểm tra tập trung (xem thông tin, nhập điểm).

b) Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:

– Nhập điểm số, cập nhật điểm số đối với học sinh trong lớp mình phụ trách.

– Xem thông tin học sinh, danh sách học sinh lớp mình phụ trách.

– Xem thông tin lớp mình phụ trách.

– Nhập hạnh kiểm, cập nhật hạnh kiểm đối với học sinh trong lớp mình phụ trách.

– Xem thông tin học kỳ, môn học, chương trình học.

– Xem thông tin giáo viên, phụ huynh, nhân viên.

– Nhập điểm kiểm tra tập trung đúng thời gian quy định.

Điều 4. Trách nhiệm chung của các thành viên tham gia sử dụng SĐĐT

1. Tất cả các thành viên tham gia sử dụng SĐĐT có trách nhiệm tuân thủ các quy định bảo mật và chia sẻ tài khoản sử dụng một cách cẩn thận. Không được nhờ người khác thực hiện công việc thay mặt mình. Ngoài ra, tùy thuộc vào vai trò và trách nhiệm được phân công, các thành viên cần thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng nhà trường.

2. Thực hiện công việc đã được phân quyền khi sử dụng SĐĐT theo kế hoạch và thời gian quy định. Các thành viên phải đảm bảo rằng việc sử dụng SĐĐT được thực hiện một cách chính xác, đáng tin cậy và đúng quy trình. Mọi hoạt động sử dụng SĐĐT phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn liên quan đến việc nhập liệu, xử lý dữ liệu, và bảo mật thông tin.

Điều 5. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

1. Ban hành quyết định thành lập Ban quản trị phần mềm SĐĐT và đảm bảo hoạt động hiệu quả của nó tại nhà trường.

2. Phân công và quản lí tài khoản sử dụng phần mềm SĐĐT cho tất cả các thành viên liên quan, đồng thời kiểm tra việc tuân thủ các quy định về bảo mật tài khoản.

3. Quyết định thời điểm khóa và mở SĐĐT, cũng như quy định các thủ tục cập nhật điểm sau khi khóa sổ.

4. Kiểm tra việc thực hiện quy định về cập nhật điểm số và các thông tin khác của giáo viên, học sinh vào cơ sở dữ liệu của nhà trường.

5. Xét duyệt việc lên lớp, không được lên lớp, danh hiệu thi đua, danh sách học sinh cần kiểm tra lại các môn học, và rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè. Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh trong SĐĐT sau khi tất cả giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp đã nhập đầy đủ nội dung.

6. Quyết định xử lý vi phạm theo thẩm quyền và đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định xử lý đối với tổ chức và cá nhân vi phạm. Đồng thời, quyết định khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc thực hiện quy định này.

Điều 6. Quản trị viên phần mềm Sổ điểm điện tử

1. Phân quyền cho cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn và bộ phận sử dụng phần mềm Sổ điểm điện tử (SĐĐT), nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả của SĐĐT và cung cấp hỗ trợ thích hợp cho Ban giám hiệu và giáo viên, nhân viên nhà trường.

2. Quản lý và bảo mật dữ liệu, bao gồm khóa/mở sổ theo yêu cầu của Ban giám hiệu.

3. Đề nghị nhà cung cấp phần mềm cập nhật quy chế đánh giá, xếp loại kết quả học tập của học sinh khi có quyết định thay đổi, điều chỉnh từ các cấp quản lí cấp trên.

4. Cập nhật dữ liệu ban đầu vào đầu mỗi năm học hoặc khi có sự thay đổi theo sự phân công của Hiệu trưởng. Cập nhật đầy đủ thông tin học sinh chuyển đến, học sinh chuyển đi trong năm học.

5. Hướng dẫn và hỗ trợ giáo viên, nhân viên trong việc sử dụng SĐĐT để đảm bảo tối đa hiệu quả sử dụng.

6. Thực hiện đồng bộ dữ liệu từ phần mềm SĐĐT với các trang điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh: https://csdl.hcm.edu.vn/.

Điều 7. Trách nhiệm của Giáo viên chủ nhiệm (GVCN)

1. Cập nhật danh sách và sơ yếu lí lịch đầy đủ của học sinh vào đầu năm học 2023-2024.

2. Thực hiện kiểm diện học sinh định kỳ hàng tháng.

3. Xếp loại hạnh kiểm/rèn luyện của học sinh vào cuối mỗi kỳ và cuối năm học.

4. Thực hiện chức năng kiểm tra điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm; xếp loại học lực và danh hiệu vào cuối mỗi học kỳ và cả năm.

5. Kiểm tra và ghi điểm trong Sổ gọi tên của lớp mình phụ trách, nhằm giúp Hiệu trưởng theo dõi quá trình kiểm tra điểm theo quy định.

6. Theo dõi, kiểm tra và yêu cầu xác nhận từ Hiệu trưởng đối với các nội dung sau đây trong Sổ gọi tên và ghi điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (thực hiện định kỳ 1 lần/tháng).

7. Ký xác nhận thông tin về Sổ Điểm Điện tử (SĐĐT) in ra từ phần mềm, bao gồm:

a) Kết quả kiểm diện trong năm học 2023-2024.

b) Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh.

c) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, danh hiệu học sinh xuất sắc, học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện trong kỳ nghỉ hè. Đồng thời, đề xuất các hình thức khen thưởng cho học sinh.

d) Nhận xét và đánh giá kết quả rèn luyện từng mặt và toàn diện của học sinh.

Điều 8. Trách nhiệm của Giáo viên bộ môn (GVBM)

1. Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra và nhập điểm theo quy chế kiểm tra, đánh giá của nhà trường. Đảm bảo nhập điểm học sinh của lớp mình phụ trách chính xác và công khai ngay sau khi cho điểm vào sổ điểm cá nhân theo quy định.

2. Sử dụng phần mềm quản lý điểm để thực hiện chức năng kiểm tra điểm trung bình môn học theo học kỳ và cả năm của học sinh.

3. Nhận xét về nề nếp học tập của học sinh trong bộ môn phụ trách.

4. Cập nhật điểm kiểm tra thường xuyên và định kỳ đúng thời gian quy định.

5. Báo cáo đột xuất với Ban quản trị về các sự cố lỗi cập nhật hệ thống hoặc các vấn đề khó khăn khác liên quan đến công việc nhập điểm.

6. Ký xác nhận điểm số môn phụ trách trên Sổ điểm điện tử (SĐĐT) được in ra từ phần mềm Vietschool vào cuối học kỳ và cuối năm học.

Điều 9. Trách nhiệm của Phụ trách chuyên môn

Phụ trách chuyên môn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và học sinh tại cơ sở phụ trách:

1. Quản lí công tác nhập thông tin và đảm bảo tính chính xác của các thông tin về học sinh và giáo viên.

a) Thực hiện quản lí việc nhập thông tin về học sinh và giáo viên đúng quy trình và chính xác.

b) Đảm bảo các thông tin về học sinh và giáo viên được cập nhật đầy đủ và đúng thời hạn trên hệ thống.

2. Quản lý công tác nhập điểm thường xuyên và định kỳ của học sinh, điểm trung bình bộ môn của giáo viên bộ môn và kết quả học tập của học sinh trên Sổ điểm điện tử (SĐĐT).

a) Thực hiện việc nhập điểm thường xuyên và định kỳ của học sinh theo đúng quy trình và thời gian quy định.

b) Đảm bảo tính chính xác và đúng quy định của điểm trung bình bộ môn và kết quả học tập được nhập và lưu trữ trên SĐĐT.

3. Quản lí công tác nhập đánh giá về kết quả rèn luyện học sinh và kết quả học tập của học sinh do giáo viên chủ nhiệm đánh giá trên Sổ điểm điện tử (SĐĐT).

a) Thực hiện việc nhập đánh giá về kết quả rèn luyện học sinh và kết quả học tập theo đúng quy định và thời gian quy định.

b) Đảm bảo tính chính xác và đúng quy định của đánh giá về kết quả rèn luyện học sinh và kết quả học tập được nhập và lưu trữ trên SĐĐT.

Điều 10. Trách nhiệm của Tổng quản nhiệm và giáo viên quản nhiệm

1. Trách nhiệm của Tổng quản nhiệm:

a) Quản lý công tác kiểm điểm học sinh định kỳ hàng ngày.

b) Đảm bảo việc kiểm điểm học sinh được thực hiện đúng theo quy trình và thời gian quy định.

c) Theo dõi và đánh giá kết quả kiểm điểm để có những biện pháp phù hợp nhằm cải thiện hành vi và học tập của học sinh.

d) Phối hợp với Phụ trách chuyên môn quản lí, công tác đánh giá và xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh trên Sổ điểm điện tử (SĐĐT).

e) Đảm bảo tính chính xác và đúng quy định của việc nhập và lưu trữ kết quả rèn luyện học sinh trên SĐĐT.

2. Trách nhiệm của Giáo viên quản nhiệm:

a) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để cập nhật về những vi phạm trật tự kỷ luật của học sinh hàng ngày hoặc hàng tuần (nếu có).

b) Thông báo và cung cấp thông tin về những vi phạm trật tự kỷ luật của học sinh cho giáo viên chủ nhiệm.

c) Hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong việc xử lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến trật tự kỷ luật trong lớp học.

b) Tham gia đánh giá và xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh.

e) Tham gia việc đánh giá và xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh theo quy định của trường và Sổ Điểm Điện tử (SĐĐT).

f) Cung cấp thông tin và phản hồi đầy đủ về kết quả rèn luyện của học sinh cho Phụ trách chuyên môn và Tổng quản nhiệm.

Điều 11. Quy định về việc cập nhật điểm trong SĐĐT

1. Quy định về việc nhập điểm và sửa điểm trong Sổ điểm điện tử (SĐĐT):

a) Giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nhập điểm vào SĐĐT định kỳ theo kế hoạch của nhà trường. Điểm số phải thống nhất với điểm trong sổ theo dõi và đánh giá học sinh cá nhân của giáo viên.

b) Ban giám hiệu sẽ kiểm tra tiến độ và tỉ lệ đánh giá điểm kiểm tra vào cuối mỗi đợt báo điểm học kì. Kết quả kiểm tra sẽ được sử dụng để xếp loại việc thực hiện tiến độ kiểm tra và đánh giá học sinh.

c) Việc điều chỉnh sai sót trong quá trình nhập thông tin và điểm số trên SĐĐT phải được sự cho phép của Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng (phụ trách chuyên môn), thông qua đề nghị của giáo viên bộ môn và được ghi nhận đầy đủ trong hồ sơ lưu trữ.

2. Quy trình nhập điểm vào phần mềm:

a) Đối với bài kiểm tra tập trung, điểm phải được nhập vào phần mềm chậm nhất 1 tuần sau khi tiến hành kiểm tra tập trung.

b) Đối với bài kiểm tra thường xuyên, việc nhập điểm phải hoàn tất vào cuối mỗi tuần hoặc tháng, tuỳ theo quy định của Hiệu trưởng.

c) Người nhập dữ liệu phải đảm bảo nhập đủ thông tin và chính xác. Dữ liệu không thể sửa chữa sau khi khóa phần mềm Vietschool.

3. Quy định sửa điểm:

a) Khi phát hiện nhập sai điểm, giáo viên bộ môn cần lập Phiếu đề nghị sửa điểm và lưu trữ đầy đủ minh chứng (sổ điểm theo dõi và đánh giá học sinh cá nhân, bài kiểm tra học sinh).

b) Trước buổi họp chuyên môn hàng tháng, Phó Hiệu trưởng (phụ trách chuyên môn) sẽ kiểm tra nhật ký sửa điểm của giáo viên và giải trình (nếu có sửa điểm).

c) Hạn cuối để sửa chữa điểm là 1 tuần trước khi kiểm tra cuối mỗi học kỳ. Sau khi giáo viên sửa điểm xong, điểm phải được khóa ngay.

d) Nếu phát hiện sai điểm sau khi sổ gọi tên và ghi điểm (sổ điểm điện tử) đã hoàn tất, việc sửa điểm trên sổ gọi tên và các sổ khác phải được thực hiện theo quy định và phải có sự đồng ý của Hiệu trưởng. Đồng thời, phải lập biên bản sửa chữa dữ liệu với sự chứng kiến của Hiệu trưởng, đại diện Ban quản trị và người đề nghị sửa đổi dữ liệu.

Điều 12. Quy định phân công trách nhiệm quản lý SĐĐT

1. Quản lý SĐĐT:

a) Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng chuyên môn có trách nhiệm chung trong việc quản lí SĐĐT.

b) Hiệu trưởng có trách nhiệm giám sát và định hướng chung về việc quản lí SĐĐT, đảm bảo tính chính xác và bảo mật thông tin trong sổ điểm.

c) Phó Hiệu trưởng chuyên môn có trách nhiệm hướng dẫn và điều phối việc nhập điểm, sửa điểm và quản lý SĐĐT trong các bộ môn.

2. Quản trị SĐĐT:

a) Giáo vụ có trách nhiệm quản trị SĐĐT.

b) Giáo vụ phụ trách việc tạo tài khoản, cấp quyền truy cập và hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng SĐĐT.

c) Giáo vụ cũng có trách nhiệm kiểm tra và bảo đảm tính ổn định và hoạt động hiệu quả của phần mềm quản lý điểm.

3. Quản lí và quản trị tại cơ sở:

a) Phụ trách chuyên môn có trách nhiệm quản lý và quản trị SĐĐT tại cơ sở.

b) Phụ trách chuyên môn phải đảm bảo việc nhập điểm đúng thời hạn, đảm bảo tính chính xác và sự rõ ràng của thông tin trong SĐĐT.

4. In ấn, đóng dấu, lưu trữ, sổ điểm:

a) Tổ Giáo vụ-Học vụ có trách nhiệm thực hiện công tác in ấn, đóng dấu và lưu trữ các bản sao của SĐĐT.

b) Tổ Giáo vụ-Học vụ cũng phải đảm bảo tính bảo mật và lưu trữ an toàn cho các bản sao của SĐĐT.

Điều 13. Quy định về in ấn, lưu trữ Sổ Gọi tên và Ghi điểm

1. Sổ gọi tên và ghi điểm được in từ phần mềm theo hình thức in thưởng xuyên và in định kỳ.

a) In thường xuyên nhằm phục vụ công tác thanh, kiểm tra và quản lý, với việc ghi rõ ngày tháng năm in.

b) In định kỳ được thực hiện vào cuối học kỳ I và cuối năm học.

2. Tổ Giáo vụ-Học vụ chịu trách nhiệm in ấn và lưu giữ Sổ Gọi tên và Ghi điểm điện tử.

a) Bản in và ổ đĩa lưu trữ dữ liệu phải đảm bảo chất lượng lưu trữ lâu dài.

b) Sau khi kết thúc học kỳ và năm học, việc khóa sổ điểm được quyết định dựa trên đề nghị của Ban quản trị và sự phê duyệt của Hiệu trưởng.

c) Giáo vụ chịu trách nhiệm in ấn, GVCN (Giáo viên chủ nhiệm), GVBM (Giáo viên bộ môn) ký xác nhận và trình Hiệu trưởng ký duyệt.

d) SĐĐT được đóng dấu giáp lai và lưu trữ theo quy định của Bộ GDĐT.

Điều 14. Kiểm tra, giám sát

1. Thường xuyên tổ chức kiểm tra dữ liệu và cập nhật điểm của cán bộ, giáo viên trên phần mềm Vietschool, đồng thời so sánh với sổ điểm đã được in từ phần mềm để đối chiếu và đảm bảo tính chính xác của thông tin.

2. Hướng dẫn và hỗ trợ việc kiểm tra trực tiếp trên phần mềm quản lý điểm và các loại hồ sơ, sổ sách liên quan khi có yêu cầu kiểm tra từ cấp trên.

3. Đảm bảo chuẩn mực và quy trình quản lí Sổ Gọi tên và Ghi điểm, đồng thời xử lý các sai sót và vi phạm liên quan đến việc quản lí điểm theo quy định của Sở GD&ĐT.

4. Định hướng và đảm bảo việc sử dụng phần mềm quản lí điểm một cách hiệu quả và đồng nhất trong toàn nhà trường, bao gồm cả việc đào tạo và hỗ trợ cho cán bộ quản lí, giáo viên về việc sử dụng phần mềm này.

5. Thúc đẩy sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý, bao gồm Tổ Giáo vụ-Học vụ, Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn và Ban quản trị để đảm bảo việc quản lý Sổ Gọi tên và Ghi điểm được thực hiện một cách hợp lý và đồng bộ.                                                                       

HIỆU TRƯỞNG
Đã kí      


ThS. Lê Văn Hồng
Rate this post