Email: info@trunghochoasen.com Tổng đài tư vấn tuyển sinh: 0901 379 685

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ STEM HOA SEN NĂM HỌC 2023-2024

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS VÀ THPT HOA SEN
Số: 131/KH-THHS-CM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 11 năm 2023

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ STEM HOA SEN NĂM HỌC 2023-2024

– Căn cứ Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2020 của bộ GD&ĐT về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học.

– Căn cứ Kế hoạch số 65/KH-THHS ngày 19/8/2023 của Hiệu trưởng về Kế hoạch giáo dục của trường năm học 2023-2024.

– Căn cứ Kế hoạch số 109/KH-THHS-CM ngày 10/10/2023 của bộ phận chuyên môn về Kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp năm học 2023-2024.

Nhằm triển khai hoạt động giáo dục STEM tại Trường THCS và THPT Hoa Sen, bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động câu lạc bộ (CLB) “STEM Hoa Sen”, cụ thể như sau:

1. Mục đích

– Bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới, thay đổi tư duy nhận thức về khoa học và kỹ thuật của học sinh (HS) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung hay đối với học sinh nhà trường nói riêng;

– Tạo sân chơi khoa học cho các học sinh, từ đó khơi gợi và phát triển niềm đam mê khoa học kỹ thuật, toán học;

– Tạo điều kiện để HS hiện thực hóa các kiến thức, bài học ở trên lớp dẫn đến phát triển năng lực sáng tạo, tư duy kỹ thuật cho học sinh của trường trong tương lai;

– Phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có đam mê và năng lực STEM nhằm hình thành các đội thi tham gia các cuộc thi trong và ngoài nhà trường hoặc tham gia hỗ trợ tổ chức các sự kiện, hoạt động giáo dục STEM trong nhà trường.

2. Yêu cầu đối với HS

– HS tự trang bị các dụng cụ học tập cần thiết: vở ghi chép, bút viết, compa, thước, máy tính cầm tay, thiết bị chụp ảnh và ghi hình, bìa carton, vỏ chai nước ngọt,…;

– HS tìm hiểu trước tài liệu tham khảo và thực hiện các nhiệm vụ trong dự án, trong các buổi sinh hoạt;

– HS thể hiện được tinh thần hợp tác làm việc nhóm, phân công nhiệm vụ rõ ràng trong nhật ký dự án, khuyến khích sử dụng CNTT trong quá trình thực hiện dự án;

– HS có tinh thần tự lực hoàn thành các nhiệm vụ được nhóm phân công;

– HS phải thường xuyên tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe để nâng cao hiệu quả học tập.

3. Quyền lợi, nghĩa vụ của HS

3.1. Quyền lợi của HS

– CLB sinh hoạt 1 lần/tuần vào sáng thứ 7 từ 8 giờ đến 11 giờ 30’, bắt đầu chính thức hoạt động từ ngày 11/11/2023;

– HS được thiết kế, chế tạo các mô hình sáng tạo hoặc sản phẩm được ứng dụng trong thực tiễn;

– HS có thể tự do lựa chọn chủ đề nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm sáng tạo kỹ thuật (KT) dưới sự hướng dẫn của GV;

– HS được trải nghiệm, tham quan, vận hành các mô hình, sản phẩm KT;

– HS tham gia CLB hoạt động tích cực sau khi tuyển chọn sẽ được vào đội tuyển đại diện cho trường tham gia đi thi các hội thi lớn cấp thành phố;

– HS được phép phản hồi ý kiến về những việc cần phát huy, những mặt không tích cực hay điều xấu cần loại bỏ;

– Sau mỗi học kỳ, HS hoàn thành tốt, tích cực các nhiệm vụ được giao sẽ được đề xuất khen thưởng trước lớp, nếu có thành tích tốt sẽ được khen thưởng trước toàn trường (được điểm cộng).

3.2. Nghĩa vụ của học sinh

– HS phải nắm rõ và nghiêm túc chấp hành nội quy của CLB, phòng STEM;

– HS phải biết lắng nghe, ghi nhận những ý kiến của GV, CMHS, chuyên gia, của bạn bè và giúp đỡ lẫn nhau;

– HS không được tự ý vắng hay rút khỏi CLB (nếu không có lý do chính đáng);

– HS phải luôn tích cực tham gia các hoạt động của CLB;

– HS tuân thủ theo hướng dẫn của GV.

4. Địa điểm và thời gian sinh hoạt

4.1. Địa điểm: Phòng học STEM cơ sở 2 (674/7 Võ Nguyên Giáp, Phường Hiệp Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh).

4.2. Thời gian và hình thức

+Khung giờ chính thức: 8h00’-11h00’, thứ bảy (2 lần/tháng);

+ Hình thức: Trực tiếp, trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến.

5. Ban cố vấn và Ban chủ nhiệm

5.1. Tổ chức câu lạc bộ STEM Hoa Sen

STTCơ cấu/ thành phầnMô tảSố lượng tối thiểu
1Chủ nhiệmLãnh đạo, quản lí và phát triển hoạt động của câu lạc bộ STEM Hoa Sen. Thành phần: học sinh.1
2Phó chủ nhiệmTham gia quản lí và phát triển hoạt động của câu lạc bộ STEM Hoa Sen. Thành phần: học sinh.1
3Thư kíGhi nhận các hoạt động, lưu tài liệu, hồ sơ của câu lạc bộ STEM Hoa Sen. Thành phần: học sinh.1
4Ban cố vấnThành phần: giáo viên, cha mẹ học sinh, chuyên gia, cựu học sinh, sinh viên, giảng viên. Cố vấn các vấn đề về: quản lí, chương trình, nội dung của câu lạc bộ STEM.1
5Nhóm thành viên là học sinhNhóm nội dungNghiên cứu các vấn đề liên quan đến chương trình, nội dung sinh hoạt của câu lạc bộ STEM Hoa Sen.Không giới hạn
6Nhóm hậu cầnThực hiện chuẩn bị các vấn đề về tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị.
7Nhóm truyền thôngThực hiện các hoạt động truyền thông.
8Nhóm tổ chức sự kiệnChịu trách nhiệm tổ chức các chương trình, sự kiện.

5.2. Ban cố vấn

TTHọ và tênChức vụVai trò
1Thầy Tôn Ngọc TâmNhân viên phụ trách giáo dục STEMCố vấn tổ chức hoạt động, chuyên môn
2Thầy Hoàng Phước MuộiThường trực Ban chuyên mônCố vấn tổ chức hoạt động
3Thầy Huỳnh Quang BìnhNhân viên chuyên mônCố vấn chuyên môn
4Thầy Phan Thanh SangNhân viên ITCố vấn chuyên môn
5Cô Cao Thị OanhNhân viên học vụCố vấn truyền thông

6. Nội dung cụ thể kế hoạch tổ chức hoạt động câu lạc bộ STEM

Dưới đây là nội dung cụ thể kế hoạch tổ chức hoạt động CLB STEM Hoa Sen trong năm học 2023-2024:

TUẦNKIẾN THỨCCHI TIẾTKỸ NĂNG
10Xe phản lực (vật lý – kỹ thuật) Kiến thức: – Động lượng – Định luật III Niu-tonChủ đề: Xe bong bóng – Vẽ bản vẽ xe bong bóng – Thiết kế, chế tạo xe bong bóng – Poster giới thiệu về xe bong bóng – Báo cáo xe bong bóng thông qua bản vẽ và sản phẩm xe bong bóng – Hoàn thiện, cải tiến xe bong bóng và poster về xe bong bóng – Báo cáo và tổng kết dự án xe bong bóng. – Tổ chức hội thi “Xe bong bóng” cấp CLB– Làm việc nhóm; – Phát hiện và giải quyết vấn đề; – Thuyết trình.
12Xe thế năng (vật lý, kỹ thuật) Kiến thức: – Các định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng – Lực ma sátChủ đề: Xe thế năng – Thiết kế, chế tạo xe thế năng – Vẽ bản vẽ xe thế năng – Thiết kế poster giới thiệu xe thế năng – Hoàn thiện, cải tiến xe thế năng – Trang trí xe thế năng – Tổ chức cuộc thi “Xe thế năng” cấp câu lạc bộ; – Thuyết trình kết quả dự án xe thế năng.– Phát hiện và giải quyết vấn đề. – Thuyết trình. – Làm việc nhóm. – Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. – Tính toán.
14Đèn ngủ sắc màu (vật lý – kỹ thuật – toán học – mỹ thuật – công nghệ) Kiến thức: – Mạch điện – Điện trở – Dòng điện không đổi – Nguồn điệnChủ đề: Đèn ngủ sắc màu – Tìm hiểu cách mắc mạch điện nối tiếp, song song – Tìm hiểu cách đọc giá trị điện trở vạch màu – Vẽ sơ đồ mạch điện đèn ngủ – Báo cáo các KT đã tìm hiểu – Thiết kế bản vẽ và chế tạo đèn ngủ sắc màu – Ghi hình các HĐ của nhóm; – Trang trí đèn ngủ – Thiết kế poster giới thiệu sản phẩm đèn ngủ – Xây dựng Clip giới thiệu cách làm sản phẩm đèn ngủ. – Thuyết trình kết quả: bản vẽ và sản phẩm; – Đánh giá.– Tự lực. – Phát hiện và giải quyết vấn đề. – Thuyết trình. – Làm việc nhóm. – Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. – Tính toán.
16Các môn học (Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn, Sử, Tin,…) – Lập trình; các khối lệnh, đoạn câu lệnh – Ôn tập các môn họcChủ đề: Thiết kế trò chơi ôn tập môn học – Tạo tài khoản trên scratch trên trang scratch.mit – Tìm hiểu về các khối lệnh, câu lệnh; – Tim hiểu nguyên tắc viết đoạn câu lệnh lập trình; – Lập trình trò chơi chứa các bài tập để ôn tập cho đợt kì kiểm tra cuối HK 1 và hướng đến ôn tập trong kì nghỉ Tết Nguyên Đán. – Thuyết trình, chia sẻ cách thiết kế trò chơi; – Vận hành kết quả lập trình để ôn tập thông qua trò chơi.– Làm việc nhóm; – Lập trình khối lệnh – Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
18 20 22In mô hình 3D (Vật lý – Toán học – Tin học – Công nghệ) – Công nghệ sản xuất máy in 3D – Vẽ mô hình 3D – Sử dụng phần mềm 3DChủ đề: In mô hình 3D – Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy in 3D; – Tìm hiểu các thao tác cần thiết khi sử dụng máy; – Tìm kiếm mô hình có sẵn trên trang Thingiverse.com bằng các file có đuôi .STL; – Sử dụng phần mềm để vẽ mô hình 3D; – Cách sử dụng phần mềm Creality Print như: điều chỉnh 1 số cài đặt: support, speed, temperature,… và chuyển file có đuôi .STL sang file có đuôi .gcode.– Vẽ được các mô hình 3D – Làm việc nhóm; – Sử dụng được các phần mềm dùng cho máy in 3D
24Đèn pin cầm tay (vật lý – kỹ thuật – toán học – mỹ thuật) Kiến thức: – Mạch điện – Dòng điện không đổi – Nguồn điệnChủ đề: Đèn pin cầm tay – Thiết kế, chế tạo đèn pin – Vẽ bản vẽ thiết kế đèn pin – Vẽ sơ đồ cấu tạo mạch điện đèn – Ghi hình hoạt động của nhóm – Cải tiến, hoàn thiện sản phẩm – Trang trí đèn pin cầm tay – Thiết kế poster giới thiệu sản phẩm – Ghi hình hoạt động của nhóm – Tổng kết, báo cáo sản phẩm– Phát hiện và giải quyết vấn đề. – Thuyết trình. – Làm việc nhóm. – Sử dụng CNTT – Tính toán.
26 28 30Lập trình Arduino (Tin học – Vật lý – Toán học – Công nghệ) – Lập trình – Mạch điện – Tính toán một số phép tính đơn giảnChủ đề: Lập trình Arduino – Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình cc, cấu tạo và chức năng của mạch điện Arduino; – Tìm hiểu về testboard và cách lắp các linh kiện điện tử vào testboard và arduino để thành mạch điện; – Lập trình và nạp code cho arduino một số code đơn giản để điều khiển đèn, motor, một vài cảm biến,…– Phát hiện và giải quyết vấn đề. – Làm việc nhóm. – Sử dụng CNTT – Tính toán.
32 34Xe đua siêu tốc (Vật lý – Toán học – Công nghệ – Tin học) – Lập trình; – Mạch điện; – Lý thuyết điều khiểnChủ đề: Xe đua siêu tốc – Tìm hiểu về mạch điện, lập trình arduino, lí thuyết điều khiển bằng bluetooth – Thiết kế bản vẽ kĩ thuật xe đua – Lắp mạch điện, lập trình cho mạch điều khiển bằng bluetooth – Chế tạo xe đua, vận hành thử xe – Thuyết trình báo cáo sản phẩm – Tổ chức đua xe cấp CLB– Phát hiện và giải quyết vấn đề. – Làm việc nhóm. – Sử dụng CNTT – Tính toán.

7. Các mẫu báo cáo và đánh giá học sinh

7.1. Mẫu báo cáo của HS

Mẫu báo cáo HS được thể hiện trong nhật ký dự án (đính kèm trong phụ lục 1).

7.2. Mẫu đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực

– Phiếu đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm (đính kèm phụ lục 2).

– Phiếu đánh giá sản phẩm của HS (được đính kèm phụ lục 3).

8. Chi phí hoạt động

– Trình xin chi phí từ Ban giám hiệu.

– Nguồn chi phí từ vận động tài trợ (nếu có).

Trên đây là kế hoạch tổ chức hoạt động câu lạc bộ STEM Hoa Sen năm học 2023-2024, kính đề nghị các giáo viên phụ trách và học sinh thực hiện tốt./.

HIỆU TRƯỞNG
Đã duyệt

ThS. Lê Văn Hồng
P. HT CHUYÊN MÔN
Đã duyệt

Nguyễn Ngọc Phong Linh
NHÂN SỰ LẬP
Đã ký

Tôn Ngọc Tâm


PHỤ LỤC 1

NHẬT KÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Tên dự án: ………………………………………………………………………………………………………………………………

Tên nhóm: ……………………………………………………………………………………………………………………………….

Slogan: ………………………………………………………………………………………………………………………………………

Nhóm trưởng: ………………………………… Thư ký: ……………………………………………………………………….

Danh sách thành viên:

Danh sách thành viên:

TTHọ và tênNhiệm vụ trong nhómGhi chú
1   
2   
3   
4   
5   
6   

1. Kế hoạch dự án

2. Phiếu trình bày nội dung báo cáo

a. Thành phần, cấu tạo sản phẩm:. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

b. Nguyên lí hoạt động của sản phẩm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

c. Hướng cải tiến sản phẩm:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

d. Ý tưởng tâm đắc nhất khi làm sản phẩm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

e. Biện pháp thực hiện ý tưởng tâm đắc:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

f. Hướng cải tiến, tính khả thi:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Nhận xét quá trình thực hiện dự án

Nội dung nhận xétNhận xét
Các kiến thức cần có khi thực hiện dự án 
Các kỹ năng cần cho dự án 
Thái độ khi thực hiện dự án 
Khó khăn khi thực hiện dự án và cách giải quyết 
Mức độ hợp tác của các thành viên trong nhóm dự án 
Sự yêu thích đối với dự án 
Kiến nghị và phát triển dự án 

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Tên HS đánh giá:…………………………………… .Nhóm: ……………………………………………………

Sử dụng các mức đo trong thang đo sau:

Tốt hơn các bạn khác: + 3 điểm

Tốt bằng các bạn khác: + 2 điểm

Không tốt bằng các bạn khác: +1 điểm

Không giúp ích được gì: 0 điểm

Cản trở công việc của nhóm: – 1 điểm

TTHọ và tên (kể cả HS đánh giá)Nhiệt tình, tự giác tham gia công việcĐưa ra ý kiến, ý tưởng mớiTạo không khí vui vẻ, hợp tácTổ chức và hướng dẫn thành viên khácHoàn thành tốt nhiệm vụ phân côngTổng điểm
1       
2       
3       
4       
5       
6       

PHỤ LỤC 3

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

Tên dự án:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nhóm được đánh giá: …………………………………………………………………………………………………………………………………….

TTTiêu chíĐiểm tối đaĐiểm đạt đượcGhi chú
1Bài báo cáo (giấy)Nội dung10  
2Bố cục nội dung10  
3Vận dụng kiến thức10  
4Sản phẩmChất lượng hoạt động10  
5Tận dụng nguồn vật liệu, dụng cụ đơn giản, dễ tìm10  
6Bản vẽ kỹ thuật5  
7Sáng tạo, thẩm mỹ10  
8Thuyết trìnhNội dung: mục đích, cách chế tạo, nguyên lý hoạt động, kết quả thu được10  
9Trình bày poster giới thiệu sản phẩm5  
10Sử dụng phần mềm thuyết trình5  
11Hấp dẫn, phối hợp thuyết trình, thời gian thuyết trình10  
12Trả lời câu hỏi của GV và nhóm khác5  
Tổng100  
Rate this post