Email: info@trunghochoasen.com Tổng đài tư vấn tuyển sinh: 0901 379 685

KẾ HOẠCH Tổ chức Hội thi “Thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học” năm học 2023-2024

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS VÀ THPT HOA SEN
Số:145/KH-THHS-CM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc  
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 01 năm 2024

KẾ HOẠCH

Tổ chức Hội thi “Thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học” năm học 2023-2024

– Căn cứ Kế hoạch số 65/KH-THHS ngày 19/8/2023 của Hiệu trưởng về Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2023-2024.

– Căn cứ Kế hoạch số 79/KH-THHS ngày 28/8/2023 của bộ phận chuyên môn về Hoạt động thiết bị giáo dục năm học 2023-2024.

– Căn cứ Kế hoạch số 41/KH-THHS ngày 13/6/2023 của bộ phận chuyên môn về Tổ chức tập huấn bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nhằm thúc đẩy đổi mới dạy học trong nhà trường, bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi “Thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học năm học 2023-2024”, cụ thể như sau: 

1. Mục đích, yêu cầu

– Khuyến khích giáo viên tích cực thiết kế, chế tạo và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, năng lực sư phạm của giáo viên.

– Tạo môi trường trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa giáo viên, các tổ chuyên môn trong việc thiết kế, chế tạo và sử dụng đồ dùng dạy học.

– Tuyển chọn những đồ dùng dạy học tự làm chất lượng để sử dụng trong dạy học, nhân rộng trong tập thể sư phạm nhà trường.

– Tạo môi trường để giáo viên thể hiện nhằm đánh giá, ghi nhận và đề xuất khen thưởng đối với những giáo viên tích cực và điển hình.

– 100% giáo viên bộ môn tham gia Hội thi được cấp giấy chứng nhận.

– Phát huy vai trò của Phụ trách chuyên môn trong việc triển khai, tổ chức và đánh giá công tác thiết kế, chế tạo và sử dụng đồ dùng dạy học.

2. Đối tượng tham gia và cấp độ thực hiện

2.1. Đối tượng tham gia

– Đối tượng: Giáo viên bộ môn (cơ hữu và thỉnh giảng).

– Chỉ tiêu tham gia: Tối thiểu 30% GV/Môn học/Cơ sở. Trong đó, GV thỉnh giảng chiếm tối thiểu 10%. Đối với tổ chuyên môn có số lượng dưới 3 thành viên thì tối thiểu 1 GV/Môn học/Cơ sở.

– Cấp độ thực hiện: Cơ sở (bán kết), hệ thống (chung kết).

2.2. Hình thức dự thi

– Các giáo viên bộ môn có thể dự thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm giáo viên (Mỗi nhóm giáo viên không quá 03 thành viên).

– Link đăng kí dự thi:

https://docs.google.com/spreadsheets/d/1zgqbufLP0QI_jAY5dEga647vJqjGNmqvmoO_4vhh8KE/edit#gid=0

3. Nội dung thực hiện

3.1. Định hướng các nội dung thực hiện

Khuyến khích thiết kế, chế tạo và sử dụng đồ dùng dạy học dành cho các lớp thuộc chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số nội dung có thể thực hiện như sau:

– Mô hình vật chất chức năng; Mô hình hoạt động trên máy vi tính.

– Thí nghiệm: Thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành, thí nghiệm minh họa.

– Đạo cụ, dụng cụ, mẫu vật.

– Đồ chơi (đồ chơi thực và trò chơi trên máy vi tính).

– Tranh ảnh, bản đồ, đồ thị,… và các đồ dùng khác.

3.2. Đánh giá sản phẩm dự thi

3.2.1. Sản phẩm dự thi bao gồm

– Sản phẩm thực: Đồ dùng dạy học tự làm đã hoàn thiện và bản vẽ, tranh ảnh về sản phẩm (nếu có).

– Kế hoạch bài dạy (KHBD): Xây dựng theo hướng dẫn của công văn 5512/BGDĐT-GDTrH, có sử dụng đồ dùng dạy học tự làm và các phụ lục kèm theo (tài liệu hướng dẫn, phiếu học tập,…).

– Minh họa thuyết trình: Bài trình chiếu (PPT, Canva,…); Poster; Video,…

3.2.2. Tiêu chí đánh giá

a) Đánh giá về đồ dùng dạy học (60% điểm)

– Tính sư phạm (40 điểm): Đảm bảo phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, phù hợp yêu cầu cần đạt của môn học và điều kiện cụ thể của nhà trường; giúp giáo viên tổ chức hoạt động học tập khoa học, chính xác; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức; tạo hứng thú học tập cho học sinh, thuận lợi tổ chức các hoạt động học tập.

– Tính khoa học kỹ thuật, công nghệ (20 điểm): Đảm bảo nguyên lí cấu tạo, đơn giản khi lắp ráp, vận hành; bền chắc, an toàn khi sử dụng; dễ dàng bảo quản, sửa chữa và vận chuyển.

– Tính thẩm mỹ (10 điểm): Kích thước, hình thức, màu sắc đẹp, hài hòa, tác động mạnh đến nhận thức của học sinh.

– Tính kinh tế (10 điểm): Sử dụng nguyên vật liệu giá thành thấp hoặc vật liệu tái chế, có thể phổ biến và nhân rộng.

– Tính sáng tạo (20 điểm): Thể hiện tính mới, sáng tạo về nội dung, loại hình, phương pháp chế tạo và sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học khi sử dụng.

b) Đánh giá về kế hoạch bài dạy (20% điểm)

– Mức độ phù hợp của các hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng (20 điểm).

– Mức độ rõ ràng, chính xác của mục tiêu, nội dung, sản phẩm, cách thức tổ chức thực hiện mỗi hoạt động học của học sinh (30 điểm).

– Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh (40 điểm).

– Mức độ phù hợp của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh (10 điểm).

c) Đánh giá về phần trình bày (GV thuyết minh trước BGK: 20% điểm)

– Hình thức trình bày (30 điểm).

– Nội dung trình bày (30 điểm).

– Phong cách trình bày (20 điểm).

– Phản biện (20 điểm).

3.3. Định hướng chia sẻ, nhân rộng đồ dùng dạy học tự làm

– 100% GVBM tham gia Hội thi “Thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học” thực hiện 01 buổi chia sẻ dưới hình thức sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học.

– Thực hiện công tác truyền thông, tổ chức đăng kí quay và biên tập video thành học liệu số, học liệu số tương tác, tích hợp lên hệ thống LMS Vietschool.

– Những đồ dùng dạy học tự làm được lưu trữ tại phòng học STEM hoặc phòng thực hành thí nghiệm, được nhập thông tin trong sổ thiết bị dạy học tự làm, được bảo quản và sử dụng như một thiết bị giáo dục.

4. Thời gian và nhân sự thực hiện

4.1. Thời gian

Từ 27/12/2023 đến 16/03/2024.

4.2. Vòng sơ khảo

– Thời gian: Từ 04/03/2024 đến 09/03/2024.

– Cơ sở chủ trì thực hiện đánh giá sản phẩm dự thi và chọn ra 03 sản phẩm tham gia vòng chung kết. Ban giám khảo Vòng sơ khảo của Hội thi do Cơ sở thành lập gồm các thành phần sau:

+ Lãnh đạo chuyên môn của Cơ sở;

+ Tổ trưởng chuyên môn;

+ 01 giáo viên bộ môn;

+ Đại diện bộ phận chuyên môn;

– Nguyên tắc đánh giá:

+ Ban giám khảo thực hiện đánh giá sản phẩm dựa trên tiêu chí của Hội thi.

+ Điểm đánh giá cuối cùng của sản phẩm tại vòng sơ khảo là điểm trung bình của các Giám khảo đánh giá sản phẩm đó.

4.3. Vòng chung kết

– Thời gian: Từ 11/03/2024 đến 16/03/2024

– Ban tổ chức thực hiện đánh giá 12 sản phẩm tham gia vòng chung kết. Ban giám khảo Vòng chung kết của Hội thi gồm các thành phần sau:

+ Ban giám hiệu;

+ Đại diện bộ phận chuyên môn;

+ Tổ trưởng chuyên môn hệ thống;

+ Đại diện Cơ sở.

4.4. Nhân sự thực hiện

TTNhân sựChức vụPhụ trách công tác chính
1Thầy Nguyễn Ngọc Phong LinhP. HT CM HTTrưởng ban tổ chức
2Thầy Hoàng Phước MuộiThường trực BCMThường trực triển khai
3Cô Trần Thị Kim LiênP. BP TT&PTThành viên BTC
4Thầy Tôn Ngọc TâmPT STEMThường trực triển khai
5Cô Phạm Thị BìnhPTCM CS1&2TT triển khai tại Cơ sở 1&2
6Thầy Lê Thanh TùngPTCM CS3TT triển khai tại Cơ sở 3
7Cô Nguyễn Y PhụngP. HT CM CS Dĩ AnTT triển khai tại CS Dĩ An
8Cô Cao Thị OanhNV học vụPT công tác truyền thông
9Tổ trưởng bộ môn hệ thốngTriển khai và hỗ trợ chuyên môn cho GVBM.

5. Cơ cấu giải thưởng

– Cơ cấu giải thưởng của Hội thi bao gồm:

+ 01 giải nhất: 2.000.000 VNĐ + giấy khen;

+ 02 giải nhì: 1.000.000 VNĐ + giấy khen;

+ 02 giải ba: 500.000 VNĐ + giấy khen;

+ 03 giải khuyến khích: 300.000 VNĐ + giấy khen.

– Tổng giải thưởng: 5.900.000 VNĐ

6. Tổ chức thực hiện

6.1. Bộ phận chuyên môn

– Xây dựng kế hoạch và trình duyệt Ban giám hiệu.

– Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các cơ sở triển khai Hội thi.

– Tổ chức tập huấn và trao đổi về tự làm đồ dùng dạy học.

– Triển khai kế hoạch Hội thi “Thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học” đến cơ sở và tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn.

­- Tổng hợp các báo cáo, đánh giá, thu thập minh chứng và xây dựng báo cáo tổng kết, báo cáo Sở.

6.2. Các cơ sở

– Triển khai, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Hội thi “Thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học” phù hợp với điều kiện của cơ sở.

– Tổ chức đăng kí và gửi danh sách về Ban chuyên môn trước 16/02/2024.

– Kế thừa và nhân rộng các sản phẩm hay, chất lượng có giá trị giáo dục và hiệu quả dạy và học cao.

6.3. Truyền thông và phong trào

– Phối hợp và hỗ trợ cơ sở và BTC thực hiện công tác truyền thông cho Hội thi.

– Hỗ trợ in ấn giấy chứng nhận, giấy khen.

6.4. Tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn

Tham gia Hội thi “Thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học”.

– Chia sẻ kinh nghiệm nhằm nhân rộng nội dung tự làm đồ dùng dạy học.

6.5. Công đoàn

– Vận động, khuyến khích giáo viên bộ môn tham gia.

– Lưu hồ sơ công tác tổ chức Hội thi trong nhà trường.

Trên đây kế hoạch tổ chức Hội thi “Thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học” năm học 2023-2024, đề nghị các cơ sở, bộ phận, giáo viên liên quan nghiêm túc thực hiện./.

HIỆU TRƯỞNG
(Đã duyệt)


ThS. Lê Văn Hồng
P. HT CHUYÊN MÔN
(Đã duyệt)


Nguyễn Ngọc Phong Linh
BAN CHUYÊN MÔN
(Đã kí)


Hoàng Phước Muội
Rate this post